Nông thôn mới

Tuyên truyền V/v lấy ý kiến nhân dân đóng góp dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra công nhận đạt chuẩn nông thôn mới các xã Long Điền A, Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân

08:50 12/11/2020

 

Tấn Mỹ có diện tích tự nhiên 2.687 ha, dân số 16.229 người với 4.679 hộ phân bố tại 10. Xã có 01 Hợp tác xã nông nghiệp Bình Phú và 02 làng nghề TTCN (làng nghề đan giỏ nylon Tấn Bình và làng nghề mộc gia dụng Tấn Thạnh). Hệ thống đê bao khép kín ở 3 tiểu vùng của xã đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư trong mùa lũ. Với việc sở hữu các công trình kiến trúc tôn giáo cổ nên thế mạnh tiềm năng của xã là phát triển du lịch tâm linh và du lịch sinh thái.

Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới là không có điểm dừng, không thỏa mãn với những kết quả đã có. Được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân xã Tấn Mỹ đã quyết tâm giữ vững danh hiệu “Xã nông thôn mới” bằng những kế hoạch thực hiện cụ thể, với vốn nhân lực và nguồn lực của toàn xã hội.

Công tác chỉ đạo, Điều hành

Ủy ban nhân dân xã đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, có phân công nhiệm vụ và lộ trình thực hiện cụ thể: Hằng năm, Ban Quản lý đều ban hành Quyết định về việc phân công các ban, ngành, đoàn thể phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Ban Quản lý xã và Ban phát triển các ấp luôn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách, các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Luôn quan tâm lắng nghe ý kiến đóng góp của các tầng lớp Nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, phổ biến những cách làm hay, sáng tạo để nhân rộng, đảm bảo đạt chuẩn đúng lộ trình, kế hoạch đề ra.

Công tác truyền thông

Với quan điểm chỉ đạo, xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của cả hệ thống chính trị cùng tham gia; đây không phải là chương trình đầu tư của Nhà nước mà là chương trình vận động toàn xã hội và người dân trực tiếp được thụ hưởng, từ đó công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao luôn được đặt lên hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội, công tác tuyên truyền, quán triệt về xây dựng nông thôn mới luôn được ban ngành và đoàn thể xã triển khai thường xuyên, liên tục đến tận địa bàn các ấp.

Công tác tuyên truyền luôn được Ban quản lý xã quan tâm. Thường xuyên phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Nông dân; Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền xây dựng nông thôn mới như:

Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam xã: Tuyên truyền kết hợp cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”... Thực hiện mô hình “Camera an ninh” Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phối hợp với lực lượng Công an, các Ban, Ngành, đoàn thể xã và các Ban ấp tổ chức tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc thực hiện mô hình “Camera an ninh”. Tổ chức vận động kinh phí trong Nhân dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí thực hiện.

Hội Nông dân xã: Tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu cây trồng phối hợp với các ngành, các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động Nhân dân trong việc sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, sản xuất Xoài ba màu đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap, đến nay toàn xã có 151 ha Xoài, với 147 hộ tham gia.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã: Tuyên truyền việc chấp hành an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự xã hội... Thực hiện mô hình “Tuyến đường Thanh niên tự quản an ninh trật tự” . Đồng thời thường xuyên tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông cho đoàn viên thanh niên, học sinh bằng nhiều hình thức như: Diễn đàn học sinh với văn hóa an toàn giao thông.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã: Tuyên truyền hội viên ý thức về bảo vệ môi trường, thu gom rác thải đúng nơi quy định, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và chăn nuôi có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh. Thực hiện mô hình “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”  phối hợp cùng 10 ấp rà soát các hộ chưa đạt gia đình 5 không, 3 sạch để hỗ trợ. Hàng tháng chị em tổ chức dọn dẹp, vệ sinh đường các tuyến đường, phát quang bụi rậm, trồng hoa ven đường đoạn đường ấp Tấn Lợi, Tấn Phước tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Qua các hoạt động trên góp phần thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Đài Truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền về việc xây dựng nông thôn mới nâng cao. Qua tuyên truyền cán bộ, đảng viên và Nhân dân có chuyển biến nhận thức tích cực, hăng say sản xuất kinh doanh. Đóng góp nhiều tiền của để xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Công tác đào tạo tập huấn

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng như các tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cập nhật kiến thức về nông thôn mới. Qua các đợt tập huấn, các cán bộ, địa phương đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, kiến thức chuyên môn, am hiểu về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động huy động nguồn lực, đồng thời đã có nhiều phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao.

 Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp

Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung chỉ đạo vận động nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, những năm qua xã Tấn Mỹ đã thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất đất nông nghiệp với diện tích 1.438 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng vườn cây ăn trái, chủ yếu là Xoài ba màu thu về lợi nhuận cho bà con nông dân. Chính vì hiệu quả kinh tế từ việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công đã tăng thu nhập và cải thiện đời sống Nhân dân, thúc đẩy Kinh tế - Xã hội địa phương không ngừng phát triển.

Nhiều hộ nông dân tích cực tham gia các phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng. Tính đến nay toàn xã có 1.170 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn

Hai làng nghề truyền thống của xã vẫn hoạt động ổn định, toàn xã hiện có 14 doanh nghiệp, 142 cơ sở tiểu thủ công nghiệp thu hút được 3.120 lao động địa phương, tuy gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng doanh nghiệp và cơ sở tiểu thủ công nghiệp vẫn đảm bảo hoạt động giúp phát triển kinh tế của địa phương

Tổng số lao động ngành nghề nông thôn tham gia học là 351 người. Trong đó, số lao động được cấp bằng chứng chỉ nghề là 351 người.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 60 triệu 600 ngàn đồng/người/năm. Các chính sách an sinh xã hội, công tác chăm sóc các đối tượng được chu đáo, đặc biệt nhân dịp tết Nguyên đán và các ngày kỷ niệm.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Hoạt động Văn hóa thông tin luôn tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các hoạt động văn hóa, văn nghệ được quan tâm chỉ đạo thực hiện với nhiều nội dung phong phú, thiết thực; Phong trào thể dục, thể thao được duy trì tốt và từng bước phát triển. Tính đến nay toàn xã đạt 94,19% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

 Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tổng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng cho nông thôn mới nâng cao trong toàn xã giai đoạn 2018 - 2019 là 41 tỷ 574 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 363 triệu đồng, chiếm 0,87%.

+ Ngân sách tỉnh: 5 tỷ 415 triệu đồng, chiếm 13,02%.

+ Ngân sách huyện: 6 tỷ 887 triệu đồng, chiếm 16,57%.

+ Ngân sách xã: 221 triệu đồng, chiếm 0,53%.

+ Vốn lòng ghép từ các Chương trình, Dự án: 18 tỷ đồng, chiếm 43,30%.

+ Vốn tín dụng: 1 tỷ 350 triệu đồng, chiếm 3,25%.

+ Doanh nghiệp đóng góp: 3 tỷ 465 triệu đồng, chiếm 8,33%.

+ Nhân dân đóng góp: 3 tỷ 562 triệu đồng, chiếm 8,57%.

+ Huy động khác: 2 tỷ 311 triệu đồng, chiếm 5,56%.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì địa phương vẫn còn gặp không ít hạn chế, tồn tại sau: Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các cấp, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp không nhiều, nguồn vốn trong dân chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Kinh tế của xã phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tình trạng sản xuất tự phát còn khá phổ biến nên chất lượng, hiệu quả sản xuất chưa cao, đời sống một bộ phận Nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí có nâng lên nhưng chưa đồng bộ. Tiêu chí môi trường tuy nhiên để duy trì và giữ vững cần thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao hơn nữa ý thức người dân về bảo vệ môi trường, làm bước đệm để tiến tới xã nông thôn mới kiểu mẫu trong tương lai./. 

Thái Sơn

các tin khác
  • <<
  • <
  • 1
  • >
  • >>