Nông thôn mới

Tuyên truyền V/v lấy ý kiến nhân dân đóng góp dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra công nhận đạt chuẩn nông thôn mới các xã Long Điền A, Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân

07:20 13/11/2020

Xã Long Điền A có diện tích tự nhiên là 1.836 ha, có 06 ấp, 4.326 hộ, dân số 15.098 người.

 

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Long Điền A có thế mạnh là nông nghiệp chiếm 40,41%, đại đa số người dân sống bằng nghề nông, một số ít sống bằng sản xuất kinh doanh và buôn bán nhỏ. Bên cạnh đó các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ cũng khá phát triển, nhất là xã có làng nghề mộc Chợ Thủ được tỉnh công nhận năm 2006 đã góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Từ đó địa phương lấy nông nghiệp làm nền tảng thúc đẩy nhanh công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn xã các năm qua luôn được giữ vững, đặc biệt không có tệ nạn xã hội nghiêm trọng, các tổ an ninh nhân dân được giữ vững và duy trì thực hiện tốt.

Duy trì, nâng chất các tiêu chí nông thôn mới:

Xác định xây dựng NTM là không có điểm dừng, không thỏa mãn với những kết quả đạt. Được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện trong thời gian qua, ủy ban nhân dân xã Long Điền A đã quyết tâm giữ vững danh hiệu “Xã nông thôn mới” bằng những kế hoạch đề ra, những công việc cụ thể với vốn nhân lực và nguồn lực của toàn xã hội.

Đến nay, xã tiếp tục duy trì đạt 19/19 tiêu chí (49/49 chỉ tiêu), giữ vững danh hiệu “Xã nông thôn mới” từ năm 2015 đến nay.

Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao

Công tác chỉ đạo, Điều hành:

Để cụ thể hóa công tác thực hiện duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, đồng thời tiến tới đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ủy ban nhân dân xã đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã, có phân công nhiệm vụ và lộ trình thực hiện cụ thể.

Ban Quản lý xã và Ban phát triển các ấp luôn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, chính sách, các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Luôn quan tâm lắng nghe ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, phổ biến những cách làm hay, sáng tạo để nhân rộng, đảm bảo đạt chuẩn đúng lộ trình, kế hoạch đề ra.

Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn:

Công tác truyền thông:

Với quan điểm chỉ đạo, xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của cả hệ thống chính trị cùng tham gia; đây không phải là chương trình đầu tư của Nhà nước mà là chương trình vận động toàn xã hội và người dân trực tiếp được thụ hưởng, từ đó công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao luôn được đặt lên hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ của địa phương. Nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội, công tác tuyên truyền, quán triệt về xây dựng nông thôn mới luôn được ban ngành và đoàn thể xã triển khai thường xuyên, liên tục đến tận địa bàn các ấp.

Công tác tuyên truyền luôn được Ban quản lý xã quan tâm. Thường xuyên phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Nông dân; Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh xã tuyên truyền xây dựng nông thôn mới như:

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam xã: Tuyên truyền kết hợp cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Thực hiện mô hình “Camera an ninh”. Tổ chức vận động kinh phí trong Nhân dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí thực hiện.. Kết quả đến nay đã gắn được 22  Camera an ninh tổng số tiền 129 triệu đồng.

Hội Nông dân xã: Tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vận động nông dân tham gia bảo hiểm y tế …. Thực hiện mô hình “Tưới nhỏ giọt”. Trong sản xuất nông nghiệp Hội Nông dân đã phối hợp với các ngành, các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động Nhân dân trong việc sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, qua vận động Nhân dân tham gia vào mô hình “Tưới nhỏ giọt” để sản xuất Xoài ba màu đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap, đến nay toàn xã có 80 ha Xoài, Bưởi, Chanh, Mít với 126 hộ tham gia, ngoài ra còn vận động nông dân tham gia Câu lạc bộ chia sẽ kỹ thuật chăm sóc, sản xuất lúa, vườn có 22 thành viên.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã: Tuyên truyền việc chấp hành an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự xã hội …. Thực hiện mô hình “Tuyến đường Thanh niên tự quản an ninh trật tự” tại ấp Long Thuận 2, chiều dài tuyến đường 2 km. Đồng thời thường xuyên tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông cho đoàn viên thanh niên, học sinh. Duy trì hoạt động Câu lạc bộ “Thanh niên Long Điền A xây dựng đời sống văn hóa mới”, Câu lạc bộ: Thắp sáng niềm tin” có 152 lượt đoàn viên tham dự.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã: Thực hiện mô hình “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”  phối hợp cùng 06 ấp rà soát các hộ chưa đạt gia đình 5 không, 3 sạch để hỗ trợ. Tổ chức tuyên truyền được 155 cuộc, có 4.223 lượt người dự. Kết quả Hội đã giúp được 04 hộ đạt các tiêu chí gia đình 5 không 3 sạch; Thực hiện “ấp 5 không, 3 sạch”  tại ấp Long Định, và “Khu dân cư không rác” tại ấp Long Bình, Long Định, thực hiện “Ngày 16 xanh” hàng tháng chị em tổ chức dọn dẹp, vệ sinh đường làng, phát quang bụi rậm, trồng hoa ven đường đoạn đường ấp Long Bình dài 1 km tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Qua các hoạt động trên góp phần thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Hội Cựu chiến binh xã: Tuyên truyền vận động giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chợ Mới xét, đề nghị Ngân hàng cho vay vốn tạo điều kiện cho 67 lượt hộ nghèo, cận nghèo và hộ gia đình khó khăn với số tiền là 1.300 triệu đồng.

Đài Truyền thanh thường xuyên tuyên truyền về việc xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong năm đã phát 02 lần/ngày, nội dung tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, tuyên truyền các nhiệm vụ trọng tâm như: Chăm sóc bảo vệ vườn cây ăn trái, công tác an toàn giao thông, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, bệnh sốt xuất huyết, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Qua tuyên truyền cán bộ, đảng viên và nhân dân có chuyển biến nhận thức tích cực, hăng say sản xuất kinh doanh. Đóng góp nhiều tiền của để xây dựng nông thôn mới tại địa phương trong năm 2018-2019 với số tiền là: 10 tỷ 573 triệu đồng.

Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp

Những năm qua xã Long Điền A đã thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất đất nông nghiệp với diện tích 80 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng vườn cây ăn trái. Hiện tại Long Điền A có 229 ha với 250 hộ trồng vườn cây ăn trái và trồng màu, chủ yếu là Xoài ba màu, Bưởi, Chanh, Mít… thu về lợi nhuận từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Xoài là loại cây trồng lâu năm, tuổi thọ từ vài chục năm. Tính ra lợi nhuận cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa. Chính vì hiệu quả kinh tế từ việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công đã tăng thu nhập và cải thiện đời sống Nhân dân, thúc đẩy Kinh tế - Xã hội địa phương không ngừng phát triển.

Công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn luôn được quan tâm, hàng năm Ủy ban nhân dân xã đều xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công các chốt trực, nên trong các năm qua đảm bảo lúa, màu và vườn ăn chắc trong mùa lũ.

Nhiều hộ nông dân tích cực tham gia các phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng. Tính đến nay toàn xã có 761 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Hiện toàn xã có 1.006 cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ thương mại gồm các ngành nghề: làng nghề mộc Chợ Thủ gồm: chạm khắc gỗ, cưa xẻ gỗ, mộc dân dụng, lò rượu, may mặc, đóng tàu sắt, các dịch vụ cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển về số lượng; lượng hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân đặc biệt là các mặt hàng của làng nghề mộc, chạm khắc gỗ, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, ... Dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển.

Tổng số lao động ngành nghề nông thôn tham gia học năm 2018-2019 là 175 người; Trong đó, số lao động được cấp bằng chứng chỉ nghề là: 175 người. Phối hợp với tiểu ban vận động mở được 23 lớp với 1.487 học viên về kỹ thuật trồng và thiết kế vườn cây ăn trái, mộc dân dụng, chế biến thức ăn, điện dân dụng và học tập chuyên đề tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh v.v...

Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 55,626 triệu đồng/người/năm (tăng 16,859 đồng/người/năm so cùng kỳ năm 2017). Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công tác chăm sóc các đối tượng được chu đáo, đặc biệt nhân dịp tết Nguyên đán và các ngày kỷ niệm.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm tốt hơn; Hoạt động Văn hóa thông tin luôn tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như phản ánh các vấn đề về đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của quần chúng Nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay toàn hộ gia đình văn hóa đạt 90,38%.

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

- Tổng kinh phí đã thực hiện năm 2016-2020: 17.394 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 440 triệu đồng, chiếm 2,53%.

+ Ngân sách tỉnh;              1.000 triệu đồng, chiếm 5,75%.

+ Ngân sách huyện:           8.332,061  triệu đồng, chiếm 47,90%

+ Ngân sách xã:                1.108,945  triệu đồng, chiếm 6,38%

+ Nhân dân đóng góp:      6.135,651  triệu đồng, chiếm 35,27.%

+ Vốn doanh nghiệp: 377,575 triệu đồng, chiếm  2,17%

Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả đạt được thì địa phương vẫn còn gặp không ít hạn chế, tồn tại như sau:

Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các cấp, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp không nhiều, nguồn vốn trong dân chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu.

Kinh tế của xã phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tình trạng sản xuất tự phát còn khá phổ biến nên chất lượng, hiệu quả sản xuất chưa cao, trình độ dân trí có nâng lên nhưng chưa đồng bộ. Tiêu chí BHYT, cảnh quang, môi trường tuy đạt nhưng để duy trì và giữ vững cần thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao hơn nữa ý thức người dân về bảo vệ môi trường, làm bước đệm để tiến tới xã nông thôn mới kiểu mẫu trong tương lai./. 

Thái Sơn

các tin khác
  • <<
  • <
  • 1
  • >
  • >>