Cải cách hành chính

Chợ Mới thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”

05:06 02/10/2024

Nhằm củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Ngày 25/9/2024 ông Võ Minh Nâng - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới đã ký, ban hành kế hoạch số 2043 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn huyện Chợ Mới.

 

Kế hoạch đã đề ra mục tiêu cụ thể: Các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở; tài liệu phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở được phổ biến đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 100% đội ngũ tập huấn viên cấp huyện được tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho hòa giải viên. 100% tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu theo quy định. Từ 80% - 90% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở. Đối với các xã, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo, tỷ lệ này là 100%. Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi toàn huyện đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo, tỷ lệ này là trên 90%. Phấn đấu đến hết năm 2030, có ít nhất 02% đơn vị cấp xã đạt yêu cầu của mô hình “cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”.

Chọn Long Điền B, Hoà Bình làm xã điểm để thực hiện, trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tiến hành củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, bầu bổ sung, thay thế hòa giải viên ở cơ sở, bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch. Xây dựng mô hình “cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”. Định kỳ hàng năm thực hiện đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điểm, kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với tổ hòa giải, hòa giải viên và cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Bên cạnh, quan tâm rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên cấp huyện bảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả như mục tiêu đã đề ra; bổ sung nguồn tập huấn viên là đội ngũ Luật gia, Lực lượng Công an nhân dân. Đảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở từ nguồn tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; huy động cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở làm hòa giải viên ở cơ sở.

Giao Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Đề án. Tham mưu UBND huyện xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện theo từng năm. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và bố trí ngân sách để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án./.

Kiều Tiên

các tin khác
  • <<
  • <
  • 1
  • >
  • >>